A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Một đề Ngữ văn được Sở giáo dục được đánh giá vừa lạ và hay

Với sự thay đổi tích cực trong dạy và học văn, nhiều năm gần đây, Sở giáo dục và đào tạo Đồng Tháp đã đổi mới đề Ngữ văn tuyển sinh vào lớp 10. Nhiều đề thi của Sở giáo dục được đánh giá vừa lạ và hay. 

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2016 – 2017
MÔN: NGỮ VĂN
Ngày thi: 15/06/2016
Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (2,0 điểm)

a) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao lại gọi là một mình được? Huống chi công việc của cháu gắn liền với công việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất.

– Đoạn trích trên kể về ai? Trong tác phẩm nào?

– Lời kể thể hiện suy nghĩ của nhân vật về điều gì?

b) Khởi ngữ là gì? Tìm khởi ngữ trong câu sau:

Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm".

(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)

Câu 2: (3,0 điểm) Đọc truyện sau đây:

Người ăn xin

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay nóng hổi của ông:

– Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm đôi môi nở nụ cười:

Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.

(Theo Tuốc- ghê- nhép, Ngữ văn 9, tập 1)

Từ câu chuyện trên, hãy viết một đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về sự cảm thông, chia sẻ trong cuộc sống.

Câu 3: (5,0 điểm) Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải .

          Và năm học 2019-2020 khi hai kì thi THPT và THPT chuyên cùng thi chung nội dung môn văn, toán, anh văn thì học sinh cần nâng dần kỹ năng phân tích  các đề tổng hợp, đề ghép,… đối với câu nghị luận văn học.

Ví dụ. Cũng là bài thơ Mùa xuân nho nhỏ nhưng yêu cầu của đề không đơn giản như đề thi 2016-2017 trên mà có thể là

Đề : Trong Một khúc ca xuân, Tố Hữu viết;

Nếu là con chim chiếc lá

……………………………

Sống là cho,đâu chỉ nhận riêng mình

Phân tích ba khổ cuối trong bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải để tìm điểm gặp gỡ giữa hai nhà thơ trên.


Tác giả: Nguyễn Thị Bé Ba
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tài liệu
Thống kê truy cập
Hôm nay : 163
Hôm qua : 700
Tháng 04 : 8.096
Tháng trước : 19.684
Năm 2024 : 70.342
Năm trước : 156.160
Tổng số : 8.638.318